Công ty nhập khẩu thuốc | Gia công mỹ phẩm độc quyền giá rẻ - Công ty nhập khẩu thực phẩm chức năng uy tín | 10 xu hướng lựa chọn thực phẩm chức năng tại Mỹ 2018 | Tìm hiểu thông tin thủ tục công bố nhập khẩu thực phẩm chức năng| Gia công thực phẩm chức năng tại nước ngoài | Tư vấn gia công mỹ phẩm nhập khẩu|

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

"Báo động" du học sinh Nhật Bản đi làm thêm nhiều hơn học

 Gần đây, các bạn du học sinh tới Nhật Bản học tập tăng lên nhanh chóng đặc biệt là đi theo diện vừa học vừa làm. Chính vì kiếm thêm thu nhập trang trải cho việc học và sinh hoạt mà rất nhiều sinh viên quốc tế đã lãng tránh việc học mà lao vào kiếm tiền. Hãy cùng tìm hiểu thực trạng đáng báo động này qua bài viết dưới đây nhé.

Sinh viên đi du học Nhật Bản vừa học vừa làm thêm quá giờ quy định 

 Hiện nay, các cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản mở cửa cả ngày trong suốt 365 ngày. Cho nên, rất nhiều bạn sinh viên đã lựa chọn công việc này vì nó không quá đòi hỏi về trình độ tiếng Nhật và đang làm ca đêm, dành nhiều thời gian ở chỗ làm hơn trường học. Có nguồn tin trong ngành nói rằng khi các trường tiếng Nhật vào kì nghỉ, những “du học sinh” sẽ làm việc nhiều hơn 40 tiếng mỗi tuần. Vậy khi nào họ sẽ học?



Đi du học Nhật Bản sau khi tốt nghiệp cấp ba

Lựa chọn làm thêm để lấp đầy những khoảng trống 

Vào năm 2016, lượng nhân công nước ngoài làm việc tại Nhật đã vượt quá mốc 1 triệu theo một nghiên cứu của Bộ Lao động. Trong các hạng mục nhân công nước ngoài, “du học sinh” chiếm một sự tăng trưởng đáng kể từ 168000 năm 2015 lên đến 210000 trong năm 2016. Du học sinh chiếm khoảng 1/5 lượng nhân công nước ngoài làm việc tại Nhật. Xu hướng này sẽ còn gia tăng khi Bộ giáo dục dự kiến sẽ tăng số học sinh nước ngoài tại Nhật lên 300000 vào năm 2020.
 Có thứ gì đó đã đi chệch hướng. Nếu như nước Nhật muốn mang về nhiều du học sinh hơn trước để khuyến khích trao đổi văn hoá và những thứ tốt đẹp khác nhưng thực tế là đất nước này đang tuyệt vọng về nguồn lao động giá rẻ thì có lẽ chính phủ không nên quá thẳng thắn khi đưa du học sinh vào các thống kê về nhân công nước ngoài.
Sự thật về vấn đề này là các nhân công nước ngoài đang giữ lại mọi thứ cho chúng ta – lấp vào chỗ trống trong những cửa hàng tiện lợi, quán ăn gia đình, dịch vụ vận chuyển và những dịch vụ quan trọng khác.
Triết lý “Khách hàng là số 1” nổi tiếng của Nhật Bản những năm gần đây đã đẻ ra nhiều quán ăn 24 giờ, dịch vụ vận chuyển chọn giờ và các dịch vụ đặc biệt hơn. Doanh số trực tuyến đã thúc mạnh nhu cầu lao động vượt ngưỡng và nguồn cung đơn giản là không thể theo kịp.
 Đương nhiên, không gì tốt bằng việc sử dụng nhân công nước ngoài để lấp đầy sự thiếu hụt lao động. Mức lương thấp bạn trả cho họ vẫn còn cao hơn những gì họ nhận được ở quê nhà.
Lý do cho chuyện này là vì Cục xuất nhập cảnh không cấp visa lao động. Các visa cho các lĩnh vực chuyên môn cho phép người ta làm việc nhưng không tồn tại thứ gọi là “visa lao động”.
 Visa du học sinh cho phép người ta làm việc 28 tiếng 1 tuần theo Luật nhập cư số 19.5. Nhờ thế mà các ông chủ phát hiện ra nếu họ đưa những du học sinh này (dễ khai thác, giá rẻ) tham gia vào thị trường lao động bằng cửa sau thì có thể thuê nhân công bằng một thứ visa hiệu quả tương đương visa lao động.
 Những du học sinh đã hi sinh thời gian họ hành của họ để biến cuộc sống của chúng ta trở nên tiện lợi hơn. Tôi coi cửa hàng tiện lợi như cái tủ lạnh thứ hai của mình. Giữa đêm khuya, tôi không ngại nhờ chồng mình đi mua thứ gì đó ở cái tủ lạnh bên ngoài ấy.
 Những bạn trẻ đang đi du học Nhật Bản 2017 đang lãng phí sức lao động và thời gian quý báu của họ để làm lợi cho những ông chủ xa cách thay vì cống hiên cho mục tiêu của mình. Hay đó là việc của chúng ta phải làm để bảo đảm hệ thống này có thể làm được điều đó?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét